Bất kể đứa trẻ nào cũng sẽ nói dối bố mẹ một vài lần, nhưng bé chỉ nói dối 1 vài lần hay hình thành tính cách xấu và nói dối rất nhiều trong suốt cuộc đời của mình lại phụ thuộc rất lớn vào cách xử trí của bố mẹ.
Xem thêm : Nơi bán kẹp tóc giá sỉ chất lượng uy tín nhất
Có rất nhiều lý do khiến trẻ nói dối và bố mẹ cần phải hiểu rằng, trẻ nói dối tuy rất xấu nhưng đôi khi nguyên nhân khiến trẻ nói dối lại không xấu chút nào. Vì vậy, cần phải tìm hiểu được nguyên nhân vì sao trẻ nói dối trước khi có biện pháp xử lý với trẻ:
+ Trẻ nói dối là do sợ bố mẹ trách phạt: Lý do đầu tiên khiến trẻ nói dối bố mẹ chính là sợ, lo lắng bố mẹ trách phạt. Đặc biệt những bố mẹ thường xuyên sử dụng đòn roi với con, sẽ càng tăng nguy cơ trẻ nói dối.
Xem thêm : Cách làm băng đô tai thỏ đẹp xuất sắc cho bé gái
+ Trẻ nói dối vì không muốn làm bố mẹ thất vọng: Còn nặng nề hơn sợ bố mẹ trách phạt, trẻ nói dối vì sợ khiến bố mẹ thất vọng là khi trẻ đã biết nhận thức. Bố mẹ luôn kì vọng quá mức vào con, nên khi con không đạt được như những gì bố mẹ kì vọng sẽ buồn phiền khiến bé sợ mất niềm tin từ bố mẹ.
+Trẻ nói dối chỉ vì muốn được chú ý: Một số trẻ có tâm lý hiếu thắng, muốn mọi người chú ý đến mình nên dùng cách nối dối để tạo ấn tượng.
+ Chân thành với trẻ: Dù trẻ nói dối với bất kì lý do nào cũng hãy giải thích cho trẻ hiểu việc làm đó không tốt. Đừng dại quát mắng hay đánh đòn trẻ, việc làm đó chẳng giúp bé hết nói dối trong những lần sau đâu.
Xem thêm : Cách làm băng đô turban dễ nhất trái đất
+ Phạt nhẹ nhàng, khoa học khi trẻ nói dối: Để trẻ tự kiểm điểm cũng như ghi nhớ không bao giờ nói dối nữa, bố mẹ cần đưa ra những hình phạt hợp lý cho con như cho trẻ đứng khoanh tay úp mặt vào tường 10 phút, bắt trẻ viết ra giấy 30 lần dòng chữ “Con sẽ không bao giờ nói dối nữa”.
+ Hãy quên đi lỗi nói dối của trẻ: Đừng bao giờ nhắc đi nhắc lại lỗi lầm nói dối của trẻ khi bố mẹ đã trách phạt chúng. Hãy thể hiện sự tin tưởng với trẻ bằng cách quên đi lỗi lầm đó. Nếu như bố mẹ cứ chỉ trích bé, rất dễ khiến bé mất lòng tin và thậm chí muốn chống đối.
+ Khuyến khích con trung thực: Hãy để con hiểu rằng, khi con mắc lỗi sai cứ thành thật bố mẹ sẽ tha thứ cho con và đừng kì vọng quá mức ở con sẽ khiến con bị áp lực.